Tài khoản doanh nghiệp là gì? Phí mở, cách mở tài khoản online
Tài khoản doanh nghiệp là tài khoản thanh toán được mở tại các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng nhằm mục đích thực hiện các giao dịch thanh toán một cách thuận tiện, nhanh chóng và an toàn. Vậy làm sao để mở tài khoản doanh nghiệp online tại HDBank? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Tài khoản thanh toán doanh nghiệp là gì?
Lợi ích khi doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng
Mở tài khoản doanh nghiệp ở ngân hàng nào tốt?
Quy định của nhà nước về tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp
Điều kiện và hồ sơ để doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng
Tài khoản thanh toán doanh nghiệp là gì?
Tài khoản thanh toán doanh nghiệp (tên gọi tắt là tài khoản doanh nghiệp) là tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng, phục vụ cho các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Tài khoản này cho phép thực hiện các giao dịch như chuyển khoản, nhận tiền đến, gửi/rút tiền, thanh toán hóa đơn tiền điện/nước/wifi, trả lương, nộp thuế và mua bán ngoại tệ,... Với nhiều tính năng linh hoạt, tài khoản doanh nghiệp giúp quản lý tài chính hiệu quả tốt hơn, đảm bảo dòng tiền lưu thông thuận lợi và hỗ trợ hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ.
>> Xem thêm: Tín dụng doanh nghiệp là gì? Quy trình cấp tín dụng từ A - Z
Tài khoản thanh toán doanh nghiệp (tài khoản doanh nghiệp) là gì (Nguồn: Internet)
Lợi ích khi doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng
Việc mở tài khoản doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích quan trọng, giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả và tuân thủ quy định pháp luật. Dưới đây là những lý do doanh nghiệp nên có tài khoản ngân hàng:
- - Thuận tiện cho việc thanh toán: Tài khoản doanh nghiệp giúp thực hiện các giao dịch nhanh chóng, an toàn như chuyển khoản, nhận tiền, thanh toán hóa đơn, trả lương và nộp thuế trực tuyến. Thanh toán không dùng tiền mặt tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm sai sót.
- - Quản lý tài chính hiệu quả: Mọi giao dịch thu chi được ghi nhận rõ ràng, giúp doanh nghiệp kiểm soát dòng tiền, đối chiếu sổ sách và lập báo cáo tài chính dễ dàng. Công cụ sao kê, báo cáo từ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi tài chính chính xác.
- - Tăng uy tín, chuyên nghiệp: Sử dụng tài khoản doanh nghiệp giúp giao dịch minh bạch, tạo niềm tin với đối tác, khách hàng. Một số ngân hàng còn cung cấp số tài khoản đẹp, giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và thuận lợi trong kinh doanh.
- - Đủ điều kiện khấu trừ thuế: Doanh nghiệp chỉ được khấu trừ thuế GTGT và TNDN với hóa đơn từ 20 triệu đồng khi thanh toán qua ngân hàng. Điều này giúp tuân thủ pháp luật, tối ưu chi phí thuế và đảm bảo minh bạch tài chính.
>> Xem thêm: [Cập nhật mới nhất] Điều kiện, hồ sơ, thủ tục vay vốn doanh nghiệp
Mở tài khoản doanh nghiệp ở ngân hàng nào tốt?
Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, việc lựa chọn ngân hàng phù hợp để mở tài khoản doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài chính và tối ưu hóa chi phí. Hiện nay, nhiều ngân hàng cung cấp dịch vụ này, nhưng HDBank nổi bật hơn hẳn nhờ vào chính sách linh hoạt, thủ tục nhanh chóng và hàng loạt ưu đãi hấp dẫn.
Dưới đây là bảng so sánh giữa HDBank và một số ngân hàng uy tín khác:
Ngân hàng | Phí mở tài khoản | Ưu đãi nổi bật | Thời gian xử lý | Hình thức mở tài khoản |
---|---|---|---|---|
HDBank | Miễn phí | - Miễn phí mở tài khoản. - Thủ tục nhanh chóng. - Nhiều gói ưu đãi linh hoạt. - Bảo mật và tiện ích hiện đại. |
- Online: 10 - 15 phút. - Trực tiếp: 1 - 3 tiếng. |
Online hoặc trực tiếp tại quầy |
Techcombank | Miễn phí | Đa dạng gói phù hợp nhiều mô hình doanh nghiệp | - Online: 5 - 10 phút. - Trực tiếp: 1 - 2 tiếng. |
Online hoặc tại quầy |
Vietcombank | Miễn phí | Ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp vừa và nhỏ | - Online: 10 - 15 phút. - Trực tiếp: 2 - 3 tiếng. |
Online hoặc trực tiếp tại quầy |
BIDV | Miễn phí (tài khoản thường). Theo thỏa thuận (tài khoản số đẹp) |
Hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng ngân hàng số | - Online: 10 - 15 phút. - Trực tiếp: 2 - 3 tiếng. |
Online hoặc trực tiếp tại quầy |
ACB | Miễn phí (tài khoản đầu tiên) 1 triệu VND/tài khoản tiếp theo | Nhiều chương trình miễn phí dịch vụ | - Online: 10 - 15 phút. -Trực tiếp: 2 - 3 tiếng. |
Online hoặc trực tiếp tại quầy |
Với chính sách linh hoạt, thời gian xử lý nhanh chóng và hệ thống ngân hàng số hiện đại, HDBank không chỉ giúp doanh nghiệp mở tài khoản dễ dàng mà còn cung cấp nhiều dịch vụ tài chính hỗ trợ sự phát triển bền vững.
Ngoài ra, HDBank còn có chương trình “Mở tài khoản doanh nghiệp - Nhận ngay ưu đãi phí” với ưu đãi vô cùng hấp dẫn, khách hàng sẽ nhận được những quyền lợi như:
- - Được nhân viên tư vấn tận tâm, chuyên nghiệp, có hiểu biết nhiều về tài chính hỗ trợ.
- - Tặng tài khoản phí có giá trị hay tăng tiền tài khoản phí không giới hạn (Chương trình áp dụng cho khách hàng mới tham gia hoặc khách hàng hiện hữu giới thiệu khách hàng doanh nghiệp mới).
- - Hỗ trợ xử lý vấn đề kịp thời và nhanh chóng.
- - Đăng ký mở tài khoản, giao dịch trực tuyến cực kỳ tiện lợi thông qua website chỉ với một vài thao tác.
>> Xem thêm: Thẻ tín dụng doanh nghiệp là gì? Điều kiện, hồ sơ, cách mở thẻ
Mở tài khoản doanh nghiệp online tại HDBank với nhiều ưu đãi hấp dẫn
Quy định của nhà nước về tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp
1. Quy định về việc mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp
Pháp luật không bắt buộc doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, theo Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP, các giao dịch có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên khi mua hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện qua ngân hàng để được khấu trừ thuế. Vì vậy, việc mở tài khoản giúp doanh nghiệp thuận tiện trong giao dịch và tuân thủ quy định về thanh toán không dùng tiền mặt.
2. Quy định pháp luật về Chủ tài khoản thanh toán doanh nghiệp
Theo Khoản 3, Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-NHNN, chủ tài khoản thanh toán doanh nghiệp là tổ chức mở tài khoản. Người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp (người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền) thực hiện giao dịch trong phạm vi quyền hạn được giao.
Theo Khoản 2, Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-NHNN, chủ tài khoản doanh nghiệp có quyền:
- - Sử dụng tiền trong tài khoản để thanh toán hợp pháp.
- - Sử dụng các phương tiện, dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung cấp.
- - Ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán.
- - Yêu cầu ngân hàng thực hiện lệnh thanh toán và cung cấp thông tin về giao dịch.
3. Các loại hình doanh nghiệp được mở tài khoản ngân hàng
Theo Khoản 2, Điều 11 Văn bản hợp nhất 13/2019/VBHN-NHNN, các loại hình doanh nghiệp được mở tài khoản tại ngân hàng bao gồm:
- - Công ty TNHH (1 thành viên và 2 thành viên trở lên).
- - Công ty cổ phần.
- - Công ty hợp danh.
- - Doanh nghiệp tư nhân.
- - Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
4. Nghĩa vụ của chủ tài khoản doanh nghiệp
Theo Khoản 1, Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-NHNN (sửa đổi bởi Khoản 3, Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN), chủ tài khoản doanh nghiệp có các nghĩa vụ sau:
- - Đảm bảo số dư trong tài khoản để thực hiện giao dịch.
- - Thông báo ngay cho ngân hàng khi phát hiện sai sót, gian lận.
- - Phối hợp với ngân hàng để xử lý sai sót, hoàn trả số tiền liên quan.
- - Cung cấp thông tin chính xác khi có thay đổi trong hồ sơ mở tài khoản.
- - Duy trì số dư tối thiểu theo quy định của ngân hàng.
- - Không cho thuê, mượn tài khoản hoặc sử dụng vào mục đích rửa tiền, lừa đảo, vi phạm pháp luật.
Việc tuân thủ các quy định này giúp doanh nghiệp hoạt động minh bạch, đảm bảo quyền lợi và tránh các rủi ro pháp lý.
>> Xem thêm: Hướng dẫn vay vốn khởi nghiệp kinh doanh 2025
Quy định của nhà nước về tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp (Nguồn: Internet)
Điều kiện và hồ sơ để doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng
Điều kiện
Theo Thông tư 15/VBHN-NHNN, các tổ chức được phép mở tài khoản doanh nghiệp bao gồm:
- - Tổ chức có tư cách pháp nhânnhư công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
- - Doanh nghiệp tư nhân, do cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản.
- - Hộ kinh doanh, do cá nhân hoặc hộ gia đình đăng ký, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản.
Doanh nghiệp cần có giấy phép đăng ký kinh doanh hợp lệ và người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch theo quy định pháp luật.
Hồ sơ
Hồ sơ mở tài khoản doanh nghiệp bao gồm các loại giấy tờ sau:
- - Giấy đề nghị mở tài khoản ngân hàng (tải biểu mẫu tại website của ngân hàng hoặc điền mẫu trực tiếp tại phòng giao dịch).
- - Giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập (bản sao công chứng).
- - Giấy tờ tùy thân (CCCD/hộ chiếu) của người đại diện pháp luật hoặc người được ủy quyền.
- - Giấy ủy quyền (nếu có) kèm theo giấy tờ tùy thân của người được ủy quyền.
- - Mẫu dấu doanh nghiệp và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu bắt buộc).
>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký gói vay vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Điều kiện và hồ sơ mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp
Hướng dẫn quy trình mở tài khoản doanh nghiệp online tại HDBank
Với định hướng trở thành ngân hàng số hạnh phúc “Happy Digital Bank”, HDBank cung cấp dịch vụ mở tài khoản doanh nghiệp online tại website của HDBank. Quý khách có thể mở tài khoản ngân hàng nhanh chóng ở bất kỳ đâu mà không phải đến giao dịch trực tiếp tại các chi nhánh. Quy định mở tài khoản ngân hàng online cho doanh nghiệp trực tuyến gồm các bước:
- - Bước 1: Truy cập đường link Mở tài khoản doanh nghiệp HDBank online và điền thông tin vào biểu mẫu.
- - Bước 2: Ký số xác nhận hoàn thành quá trình đăng ký.
Ngoài ra, để mở tài khoản doanh nghiệp tại HDBank, quý khách còn có thể đến trực tiếp văn phòng giao dịch ngân hàng và thực hiện thủ tục đăng ký với sự hướng dẫn của nhân viên.
>> Xem thêm: Kinh doanh online 2025 từ A - Z hiệu quả cho người mới
Mở tài khoản doanh nghiệp trực tuyến tại HDBank
Những điều cần lưu ý khi mở tài khoản doanh nghiệp
Mở tài khoản ngân hàng là bước quan trọng giúp doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả. Để quá trình này diễn ra suôn sẻ, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau:
- -Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ: Doanh nghiệp cần cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy tờ tùy thân của người đại diện hợp pháp, quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng (nếu có) và các giấy tờ liên quan.
- - Lựa chọn ngân hàng phù hợp: Cân nhắc các yếu tố như phí dịch vụ, tiện ích đi kèm (thanh toán quốc tế, ngân hàng điện tử) và mạng lưới chi nhánh để đảm bảo thuận tiện trong giao dịch.
- - Lựa chọn hình thức mở tài khoản: Doanh nghiệp có thể mở tài khoản trực tiếp tại ngân hàng hoặc đăng ký online để tiết kiệm thời gian.
>> Xem thêm: Thẻ thanh toán quốc tế là gì? Cách làm thẻ online nhanh nhất
Những điều cần lưu ý khi mở tài khoản doanh nghiệp
Một số câu hỏi thường gặp về tài khoản doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp có bắt buộc mở tài khoản ngân hàng không?
Pháp luật không quy định bắt buộc doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, hầu hết Chi cục Thuế yêu cầu doanh nghiệp nộp thuế điện tử, vì vậy mở tài khoản giúp quá trình giao dịch và thanh toán diễn ra thuận tiện hơn.
>> Xem thêm: Điều kiện mở tài khoản ngân hàng theo quy định mới nhất
2. Một doanh nghiệp có được mở được bao nhiêu tài khoản ngân hàng?
Doanh nghiệp có quyền mở nhiều tài khoản tại các ngân hàng khác nhau, nhưng tại mỗi ngân hàng, thông thường chỉ được mở một tài khoản chính.
Doanh nghiệp có phải thông báo tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế không?
Theo quy định, doanh nghiệp không cần thông báo tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, vì thông tin tài khoản không thuộc danh mục đăng ký thuế theo Thông tư 105/2020/TT-BTC.
3. Không đăng ký số tài khoản ngân hàng với Sở Kế hoạch và Đầu tư có bị phạt không?
Từ ngày 01/05/2021, doanh nghiệp không phải đăng ký hoặc cập nhật số tài khoản ngân hàng với Sở Kế hoạch và Đầu tư, do Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT đã bỏ quy định này.
>> Xem thêm: Mở tài khoản số đẹp, phát tài, phát lộc miễn phí, dễ nhớ
4. Làm thế nào để rút tiền từ tài khoản doanh nghiệp?
Doanh nghiệp có thể rút tiền bằng cách đăng ký và sử dụng Séc tại ngân hàng mở tài khoản. Séc phải có dấu mộc công ty, chữ ký của người đại diện hợp pháp và thông tin người đi rút tiền.
5. Làm sao để khắc phục sai sót khi sử dụng tài khoản doanh nghiệp?
Mỗi trường hợp sai sót sẽ có những cách khắc phục khác nhau. Những biện pháp để hạn chế lỗi sai như:
- - Xây dựng quy trình giao dịch nghiêm ngặt để hạn chế tối đa rủi ro.
- - Yêu cầu phải có chữ kỹ, dấu mộc của các vị trí quan trọng, có thẩm quyền trong công ty (giám đốc, kế toán trưởng) mỗi khi thực hiện lệnh chuyển tiền.
- - Quy định rõ ràng trong quy chế làm việc của công ty.
- - Đối với giao dịch nhỏ có thể sử dụng giấy đề nghị tạm ứng.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp quý khách giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc mở tài khoản doanh nghiệp. Nếu quý khách đang có nhu cầu về các sản phẩm tài chính khác của doanh nghiệp, mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp, hãy truy cập ngay chuyên mục Sản phẩm doanh nghiệp HDBank hoặc liên hệ hotline 19006060 để tìm hiểu chi tiết thêm.