Thẻ ngân hàng là gì? Các loại, cách phân biệt, lựa chọn và lưu ý

Tin tức khác

Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán được sử dụng phổ biến bởi sự linh hoạt và tiện lợi. Vậy có bao nhiêu loại thẻ ngân hàng hiện nay? Trong bài viết dưới đây, HDBank sẽ giúp quý khách hàng tìm hiểu có mấy loại thẻ ngân hàng, cách phân biệt các loại thẻ phổ biến, từ đó đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình.

 

Thẻ ngân hàng là gì?

Thẻ ngân hàng là thẻ thanh toán do ngân hàng phát hành, được sử dụng trong các giao dịch rút tiền mặt, quẹt thanh toán qua máy POS, chuyển khoản, thanh toán trực tuyến, gửi tiết kiệm online.

Cấu tạo của thẻ thường có 2 phần:

  • - Hình dạng và kích thước: Hình chữ nhật, có kích thước tiêu chuẩn thường là 8,5 x 5,5 cm.
  • - Mặt trước: Hiển thị đầy đủ các thông tin quan trọng như: Họ tên của chủ thẻ, số thẻ, ngày phát hành và hết hạn của thẻ, loại thẻ, tên và logo của ngân hàng hoặc công ty phát hành, chip thẻ (nếu có).
  • - Mặt sau: Dải băng từ tính, chữ ký của chủ sở hữu và logo của tổ chức chuyển mạch thẻ nội địa.
  • - Mặt sau của thẻ tín dụng: Riêng loại thẻ tín dụng, mặt sau sẽ có thêm mã bảo mật thanh toán quốc tế là CVV/CVC.

 

Phân biệt các loại thẻ ngân hàng

1. Theo phạm vi sử dụng

Dựa vào phạm vi sử dụng, thẻ ngân hàng được chia làm 2 loại:

  • 1. Thẻ nội địa: Thẻ nội địa là loại thẻ do các ngân hàng nội địa phát hành và có phạm vi sử dụng trong lãnh thổ một quốc gia nhất định. Có nhiều loại thẻ nội địa như: thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng nội địa, thẻ trả trước nội địa,... Tại Việt Nam, thẻ nội địa còn được gọi là thẻ NAPAS.
  • 2. Thẻ quốc tế: Thẻ thanh toán quốc tế là loại thẻ ngân hàng được phát hành bởi ngân hàng nội địa liên kết với tổ chức tài chính quốc tế như VISA, MasterCard, JCB,... Thẻ quốc tế cho phép khách hàng thực hiện giao dịch tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kể cả hình thức trực tiếp hay trực tuyến (online).

Như vậy, nhìn chung dựa vào nhu cầu giao dịch trong nước hay quốc tế, mà bạn sẽ chọn loại thẻ nội địa để giao dịch trong nước hoặc thẻ quốc tế để giao dịch thanh toán nhiều quốc gia hoặc khi du lịch.

Thẻ quốc tế

Thẻ quốc tế được phát hàng bởi các ngân hàng nội địa có liên kết với tổ chức tài chính quốc tế (Nguồn: Internet)

 

2. Dựa trên nguồn tài chính đảm bảo

Dựa trên khả năng tài chính đảm bảo để tiếp tục sử dụng thẻ ngân hàng của khách hàng, thẻ được chia làm 3 loại:

  • 1. Thẻ ghi nợ: Thẻ ghi nợ (hay còn gọi là thẻ debit) là loại thẻ liên kết trực tiếp với tài khoản được mở tại ngân hàng phát hành thẻ. Khách hàng cần nạp tiền vào tài khoản trước, sau đó mới có thể thực hiện các giao dịch trong phạm vi số tiền sẵn có cho phép như chuyển khoản nhanh, thanh toán tiền nước, thanh toán tiền điện, rút tiền, kiểm tra tài khoản,… Mở Thẻ ghi nợ hiện nay được phân loại theo hạng thẻ bao gồm: thẻ chuẩn và thẻ hạng vàng.
  • 2. Thẻ tín dụng: Thẻ tín dụng (hay còn gọi là thẻ credit) là loại thẻ do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng phát hành, cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch ngay cả khi tài khoản không có sẵn tiền. Để mở thẻ tín dụng, khách hàng cần chứng minh khả năng tài chính, thường thông qua sao kê lương 3 tháng gần nhất với mức thu nhập trung bình từ 4,5 triệu đồng/tháng trở lên. Dựa trên thông tin này, ngân hàng sẽ đánh giá và cấp hạn mức tín dụng phù hợp. Sau khi dùng thẻ tín dụng để chi tiêu, chủ thẻ phải hoàn trả số tiền đã sử dụng cho tổ chức phát hành khi đến hạn thanh toán. Thời gian miễn lãi suất thẻ tín dụng sẽ phụ thuộc vào hạng thẻ và quy định của từng ngân hàng, khoảng 45 - 55 ngày. Nếu sau thời gian này người dùng chưa thanh toán dư nợ thẻ tín dụng thì số tiền còn nợ sẽ bị tính lãi và phát sinh thêm khoản phí phạt theo thỏa thuận đã ký kết ban đầu.
  • 3. Thẻ trả trước: Thẻ trả trước (hay còn gọi là thẻ prepaid) là loại thẻ mà khách hàng cần nộp tiền vào thẻ mới có thể sử dụng được. Loại thẻ này không liên kết với tài khoản ngân hàng và khách hàng có quyền giao dịch trong giới hạn số tiền đã nạp. Hiện nay, có 2 loại thẻ prepaid phổ biến là thẻ định danh và thẻ không định danh. Thẻ định danh yêu cầu chủ sở hữu phải cung cấp số CCCD/CMND và cho phép rút tiền tại cây ATM. Ngược lại, thẻ không định danh không yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, đồng thời không cho phép rút tiền mặt tại cây ATM mà chỉ có thể thực hiện các giao dịch như thanh toán, chuyển tiền, kiểm tra tài khoản,...

Thẻ ghi nợ là loại thẻ liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng

Thẻ ghi nợ là loại thẻ liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng (Nguồn: Internet)

>>>Xem thêm:

 

3. Theo tổ chức phát hành

Dựa vào tổ chức tài chính quốc tế mà ngân hàng phát hành thẻ liên kết, thẻ ngân hàng được chia thành 3 loại phổ biến gồm:

  • 1. Thẻ VISA: Đây là loại thẻ ngân hàng được phát hành bởi tổ chức tài chính quốc tế Visa International Service Association thuộc công ty Visa Worldwide có trụ sở chính tại Mỹ và ngân hàng. Các loại thẻ VISA cho phép khách hàng thực hiện giao dịch trực tiếp và online trên hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Hiện nay, có 3 loại thẻ VISA phổ biến gồm: thẻ tín dụng VISA Credit, thẻ ghi nợ VISA Debit, thẻ trả trước VISA Prepaid.
  • 2. Thẻ MasterCard: Thẻ MasterCard là loại thẻ được phát hành bởi ngân hàng nội địa liên kết với tổ chức tài chính đa quốc gia MasterCard Worldwide. Tương tự thẻ VISA, người dùng có thể sử dụng thẻ MasterCard để thanh toán mọi giao dịch ở cả trong nước và quốc tế.
  • 3. Thẻ JCB: JCB là viết tắt của từ Japan Credit Bureau - tên một tổ chức tài chính được thành lập từ năm 1961 tại Nhật Bản. Cho đến nay, JCB đã liên kết với nhiều ngân hàng trên thế giới để phát hành thẻ thanh toán quốc tế JCB, cho phép khách hàng thực hiện giao dịch tại hơn 190 quốc gia khác nhau. Tương tự như thẻ VISA và MasterCard, thẻ JCB cũng có 3 loại chính là: thẻ tín dụng JCB (JCB Credit Card), thẻ ghi nợ JCB (JCB Debit Card), thẻ trả trước JCB (JCB Prepaid Card).

>>>Xem thêm:

 

4. Theo công nghệ phát triển thẻ

Theo xu thế phát triển của công nghệ mà các loại thẻ ngân hàng sẽ được cải tiến và tích nhiều công nghệ mới giúp cho việc giao dịch hướng đến sự đơn giản, nhanh chóng và có độ phủ rộng nhiều phạm vi.

Công nghệ Chi tiết về công nghệ thẻ
Công nghệ kết nối thẻ

- Thẻ từ: Thẻ từ là loại thẻ ngân hàng có cấu tạo chứa một dải băng từ màu đen mã hóa và lưu trữ các thông tin về thẻ. Thẻ từ có độ bền kém, dễ bị trầy xước, bị đánh cắp thông tin.

- Thẻ chip: Thẻ ngân hàng gắn chip là loại thẻ có gắn một con chip điện tử ở mặt trước thẻ. Thông tin thẻ được lưu trữ ở cả con chip và dải băng từ dưới dạng mã hóa, do đó có khả năng bảo mật thông tin và hạn chế làm giả tốt hơn so với thẻ từ.

- Thẻ contactless: Thẻ contactless hay còn gọi là thẻ thanh toán không tiếp xúc, có cấu tạo gồm một con chip điện tử cùng hệ thống ăng-ten ngầm chạy bao quanh thẻ. Loại thẻ này cho phép thực hiện giao dịch bằng cách để thẻ cách đầu đọc từ 5 - 10cm mà không cần quẹt thẻ trực tiếp.

Hình thức vật lý

- Thẻ vật lý: Đây là dạng thẻ truyền thống, được sản xuất bằng nhựa PVC với chip điện tử tích hợp để lưu trữ thông tin. Bề mặt thẻ sẽ hiển thị đầy đủ thông tin về chủ thẻ và ngân hàng phát hành.

- Thẻ phi vật lý: Dạng thẻ hoàn toàn bằng điện tử, không tồn tại dưới dạng vật chất nhưng vẫn có đầy đủ thông tin như thẻ vật lý và được lưu trữ trên ứng dụng ngân hàng điện tử.

 

Nên chọn loại thẻ ngân hàng nào phù hợp với bạn?

Khi chọn thẻ ngân hàng, bạn cần xem xét nhu cầu cá nhân, thói quen chi tiêu và các lợi ích mà ngân hàng cung cấp. Dựa trên kinh nghiệm, bạn sẽ lựa chọn loại thẻ ngân hàng theo nguồn tài chính, rồi tới thanh toán nội địa hay quốc tế.

Bước 1: Chọn theo nguồn tài chính

  • - Thẻ ghi nợ: Phù hợp với những người muốn chi tiêu giới hạn số tiền và có tiền sẵn trong tài khoản. Loại thẻ này, bạn sẽ nạp một số tiền vào (chẳng hạn tiền lương), khi giao dịch sẽ trừ tiền trực tiếp trong tài khoản thẻ ghi nợ.
  • - Thẻ tín dụng: Phù hợp với những người quản lý chi tiêu tốt và có nhu cầu mua trước trả tiền sau. Ví dụ: Ngân hàng sẽ cấp cho bạn một hạn mức tín dụng, chẳng hạn như khoảng 20 triệu đồng và bạn mua tivi hết 20 triệu đồng. Sau đó, bạn sẽ hoàn trả lại tiền bằng 2 cách: (1) Nạp tiền vào thẻ tín dụng 20 triệu đồng trong 1 lần hoặc (2) chia nhỏ trả góp mỗi tháng đến khi hoàn trả hết 20 triệu đồng và lãi suất nợ tín dụng quá hạn.
  • - Thẻ trả trước: Phù hợp với những người không muốn liên kết đến tài khoản ngân hàng nhằm bảo mật tài khoản gốc. Bạn sẽ cần nạp tiền vào thẻ trước khi sử dụng. Cụ thể, bạn đã có một thẻ ghi nợ và tạo thêm 1 thẻ trả trước nhằm chi tiêu mua sắm hoặc đi siêu thị,...

 

Bước 2: Chọn thanh toán nội địa hay quốc tế

Sau khi đã chọn được loại thẻ ngân hàng phù hợp, bạn sẽ nói mong muốn với tư vấn viên ngân hàng về mong muốn phạm vi thanh toán là nội địa hay quốc tế:

  • - Thanh toán nội địa: Hình thức thanh toán nội địa phù hợp cho nhu cầu mua sắm , rút tiền, giao dịch thanh toán tại Việt Nam, đặc biệt cho người lớn tuổi và những người không rành công nghệ để tránh bị đánh cắp tiền bởi tội phạm quốc tế.
  • - Thanh toán quốc tế: Hình thức thanh toán quốc tế phù hợp với người mua sắm các trang thương mại điện tử quốc tế như Amazon, eBay,... hoặc làm việc với đối tác nước ngoài, mua sắm dịch vụ/công cụ nước ngoài để đáp ứng công việc.

 

Ưu đãi ngập tràn khi mở thẻ ngân hàng tại HDBank

Sứ mệnh của HDBank cam kết mang lại giá trị cao nhất cho khách hàng mở thẻ ngân hàng tại HDBank bằng các giải pháp tài chính trọn gói và sáng tạo, đáp ứng được nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi dựa trên sự thấu hiểu của khách hàng. HDBank hiện nay đang phát hành các dòng thẻ ngân hàng:

Thẻ ghi nợ HDBank:

  • - HDBank Napas: Rút tiền mặt dễ dàng với mạng lưới ATM rộng lớn, hưởng lãi không kỳ hạn trên số dư tài khoản thanh toán, tận hưởng các ưu đãi, chiết khấu thanh toán từ “Happy Zone” của HDBank.
  • - HDBank Visa: Tận hưởng các ưu đãi với nhiều đối tác lớn trong và ngoài nước. Thanh toán và rút tiền mặt tại hàng triệu ATM có logo Visa trên toàn thế giới.
  • - HDBank MasterCard: Tận hưởng các ưu đãi với nhiều đối tác lớn trong và ngoài nước. Thanh toán và rút tiền mặt tại hàng triệu cửa hàng chấp nhận thẻ Mastercard tại Việt Nam và trên toàn thế giới.

 

Thẻ tín dụng HDBank:

  • - Thẻ “đen” HDBank Priority – Tinh Tú Phương Đông: Hoàn tiền lên đến 9,6 triệu đồng/năm. Bảo hiểm du lịch toàn cầu đến 12 tỷ đồng. Giảm đến 40% chi phí đặt phòng, ăn uống hoặc dịch vụ giải trí. Giảm đến 50% khi chơi Golf tại hệ thống kết nối HDBank,...
  • - HDBank Best Friend Forever - Dành cho học sinh và sinh viên: Tận hưởng đến 50% ưu đãi từ “Happy Zone” như di chuyển, ẩm thực, du lịch, học tập, giải trí. Trả góp lãi suất 0% điện thoại, điện máy, mua sắm, trang sức, du lịch,...
  • - HDBank Petrolimex 4in1 - Siêu thẻ 4 trong 1: Tích hợp 03 loại thẻ trong một, gồm: Thẻ tín dụng, Thẻ ghi nợ, Thẻ trả trước định danh, và tài khoản khách hàng thân thiết của Petrolimex (Petrolimex ID).

Và còn rất nhiều dòng thẻ khác đáp ứng mọi nhu cầu của từng khách hàng. Quý khách hàng hãy nhanh chóng liên hệ hotline 19006060 hoặc điền thông tin tại Liên hệ HDBank để được hỗ trợ kịp thời.

Mở thẻ ngân hàng tại HDBank với nhiều ưu đãi hấp dẫn

Mở thẻ ngân hàng tại HDBank với nhiều ưu đãi hấp dẫn

 

Lưu ý khi giao dịch bằng thẻ ngân hàng

Để đảm bảo giao dịch an toàn và tránh rủi ro mất tiền ngoài ý muốn, chủ thẻ ngân hàng cần tuân thủ cách sử dụng thẻ ngân hàng và bảo quản thẻ dưới đây:

1. Lưu ý chung

  • - Kiểm tra kỹ các thông tin in trên thẻ ngay sau khi nhận thẻ từ ngân hàng, đảm bảo thông tin trùng khớp với thông tin đăng ký.
  • - Thực hiện kích hoạt và đổi mã PIN ngay sau khi kích hoạt. Tránh đặt mã PIN dễ đoán như ngày sinh, số điện thoại, hoặc dãy số đơn giản để bảo mật tốt hơn.
  • - Không đưa thẻ cho người khác, ngoại trừ nhân viên ngân hàng hoặc nhân viên thu ngân tại đơn vị chấp nhận thẻ trong quá trình giao dịch.
  • - Tuyệt đối không tiết lộ số PIN, CVV/CVC (mã bảo mật 3 số phía sau thẻ) hoặc bất kỳ thông tin nào liên quan đến thẻ cho người khác.
  • - Đăng ký dịch vụ ngân hàng số (SMS Banking, Mobile Banking, Internet Banking) để theo dõi các biến động tài khoản, nhận thông báo giao dịch và chủ động khóa/mở khóa thẻ khi cần.

 

2. Cách sử dụng thẻ giao dịch tại cây ATM

Bạn cần quan sát cây ATM trước khi giao dịch.

  • - Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường như camera ẩn, thiết bị lạ gắn trên khe đọc thẻ, hãy ngừng giao dịch và báo ngay cho ngân hàng.
  • - Che bàn phím khi nhập mã PIN để tránh bị kẻ gian quay lén hoặc đánh cắp thông tin.

 

3. Cách sử dụng thẻ khi giao dịch tại đơn vị chấp nhận thẻ

  • - Kiểm tra kỹ thông tin trên hóa đơn thanh toán, đảm bảo chính xác trước khi ký xác nhận.
  • - Luôn thực hiện giao dịch thẻ dưới sự quan sát của bạn, tránh để nhân viên thu ngân hoặc người khác mang thẻ đi xa khỏi tầm mắt.
  • - Đảm bảo nhận lại thẻ ngay sau khi giao dịch để tránh rủi ro bị đánh tráo hoặc thất lạc.

 

4. Cách sử dụng thẻ khi thanh toán trực tuyến

  • - Chỉ thanh toán tại các website uy tín và có chứng chỉ bảo mật (HTTPS, Verified by Visa, MasterCard SecureCode).
  • - Tránh sử dụng máy tính công cộng hoặc Wi-Fi không bảo mật khi thực hiện giao dịch online.
  • - Đọc kỹ chính sách thanh toán, hoàn tiền và bảo mật của đơn vị trước khi xác nhận giao dịch.
  • - Thoát/Đăng xuất khỏi tài khoản ngân hàng hoặc website thanh toán ngay sau khi hoàn tất giao dịch để tránh rủi ro bị đánh cắp thông tin.

Trên đây là những thông tin chi tiết về các loại thẻ ngân hàng mà HDBank đã cung cấp cho người đọc. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm về các loại thẻ ngân hàng tại HDBank, xin vui lòng liên hệ hotline 19006060 hoặc điền thông tin tại Liên hệ HDBank để được hỗ trợ kịp thời.

close-icon

Chào mừng Quý khách đến với HDBank!
Quý khách có thể xem ưu đãi tại website địa phương nơi cư trú để được phục vụ tốt hơn.

Bạn cần hỗ trợ?
Hỗ trợ trực tuyến